Bay là một chủ đề gây tranh cãi lớn trong các cuộc tranh luận về khí hậu. Nó chiếm khoảng 2,5% lượng khí thải CO₂ toàn cầu, nhưng 3,5% khi chúng ta tính đến các tác động không phải CO₂ đối với khí hậu.
Tìm hiểu qua infographic: Carbon không thu hồi và tầm quan trọng việc ngăn phá rừng.
915 triệu tấn CO2 phát thải
Trên toàn thế giới, các chuyến bay tạo ra 915 triệu tấn CO2 vào năm 2019. Trên toàn cầu, con người đã sản xuất hơn 43 tỷ tấn CO2.
4,5 tỷ hành khách
Trong năm 2019, 4,5 tỷ lượt hành khách đã được các hãng hàng không trên thế giới vận chuyển.
Khám phá thêm: Những hãng hàng không lớn nhất thế giới.
87,7 triệu việc làm
Gần 88 triệu việc làm đã được hỗ trợ trên toàn thế giới trong lĩnh vực hàng không và du lịch liên quan trước khi Covid-19 xuất hiện. Trong số này, 11,3 triệu người làm việc trực tiếp trong ngành hàng không.
Tìm hiểu thêm: Những ngành nghề có mức lương cao nhất hiện nay.
2,1% tổng lượng khí thải
Ngành công nghiệp hàng không toàn cầu tạo ra khoảng 2,1% tổng lượng khí thải carbon dioxide (CO2) do con người gây ra.
12% lượng khí thải của ngành vận tải
Hàng không chịu trách nhiệm về 12% lượng khí thải CO2 từ tất cả các nguồn vận tải, so với 74% từ vận tải đường bộ.
Xem thêm infographic: Khí thải giao thông vận tải của các phương tiện.
35% giá trị hàng hoá của thương mại
Trong khi vận tải hàng không chuyên chở khoảng 1% khối lượng vận chuyển thương mại thế giới, thì con số này chiếm hơn 35% giá trị – có nghĩa là hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không là hàng hóa có giá trị rất cao, thường dễ hỏng hoặc nhạy cảm về thời gian.
Tìm hiểu thêm: Những cảng lớn nhất thế giới.
Chỉ riêng việc vận chuyển nông sản tươi từ Châu Phi đến Vương quốc Anh đã hỗ trợ cuộc sống của 1,5 triệu người, đồng thời tạo ra ít CO2 hơn so với các sản phẩm tương tự được trồng ở Anh, bất chấp năng lượng được sử dụng trong giao thông.
Tiết kiệm 80% nhiên liệu so với lúc mới xuất hiện máy bay phản lực
Máy bay phản lực đang được sử dụng ngày nay tiết kiệm nhiên liệu hơn 80% trên mỗi km so với máy bay phản lực đầu tiên vào những năm 1960.
Bạn sẽ thú vị với câu chuyện truyền cảm hứng: Nữ phi công tiên phong của nước Anh Amy Johnson.
Nhiên liệu thay thế giảm 80% lượng khí thải carbon
Nhiên liệu thay thế, đặc biệt là nhiên liệu hàng không bền vững (SAF), đã được xác định là những ứng cử viên xuất sắc giúp đạt được các mục tiêu về khí hậu của ngành. Các nguồn có nguồn gốc từ SAF như tảo, cây dầu mè hoặc các sản phẩm phụ từ chất thải đã được chứng minh là làm giảm tới 80% lượng khí thải carbon của nhiên liệu hàng không trong toàn bộ vòng đời của chúng.
Nhưng bạn sẽ bất ngờ, khi xem qua infographic việc mỗi năm các chính phủ tiêu tốn: 5000 tỷ đô trợ cấp nhiên liệu hoá thạch.
80% khí thải từ chuyến bay dài hơn 1.500 km
Khoảng 80% lượng khí thải CO2 hàng không được thải ra từ các chuyến bay dài hơn 1.500 km mà không có phương thức vận tải thay thế thực tế nào.
83% tỷ lệ lắp đầy mỗi chuyến bay
Trên toàn cầu, tỷ lệ lấp đầy bình quân của máy bay là gần 83%, cao hơn so với các hình thức vận tải khác.
Bạn sẽ bất ngờ khi biết: từng có 9 phi công chết vì nhịn tiểu trên máy bay.
Cải thiện 1,5% hiệu suất nhiên liệu mỗi năm
Ngành hàng không dự kiến sẽ cải thiện hiệu suất nhiên liệu của đội bay lên 1,5% mỗi năm từ nay đến năm 2020.
Carbon trung tính
Từ năm 2020, lượng khí thải carbon ròng từ hàng không quốc tế sẽ được giới hạn thông qua tăng trưởng carbon trung tính.
Carbon bằng 0 trong 2050
Đến năm 2050, các hoạt động hàng không dân dụng toàn cầu sẽ đạt được mức phát thải carbon ròng bằng không (Đề xuất có lẻ không tưởng).
1 nghìn tỷ USD
Để ngành hàng không đạt mục tiêu cải thiện hiệu suất nhiên liệu đội bay trung bình 1,5% mỗi năm từ năm 2010 đến năm 2020, các hãng hàng không thế giới đã mua 15.000 máy bay mới với chi phí 1 nghìn tỷ USD kể từ năm 2009.
Đã giảm 80 triệu tấn CO2
Kể từ năm 2000, việc lắp lại các thiết bị cánh nhỏ trên máy bay có nghĩa là đã tránh được 80 triệu tấn CO2.
Nền kinh tế thứ 17 nếu…
Nếu hàng không là một quốc gia, nó sẽ đứng thứ 17 trên thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo ra 961,3 tỷ USD GDP mỗi năm, lớn hơn đáng kể so với một số thành viên của G20 (và có quy mô tương đương Indonesia hoặc Hà Lan).
Tìm hiểu chủ đề liên quan: Những nước giàu nhất thế giới.
Đến năm 2038, dự báo hàng không sẽ đóng góp trực tiếp 1,7 nghìn tỷ USD vào GDP thế giới.
3 lít nhiên liệu
Các máy bay Airbus A380 và A220, Boeing 787, ATR-600 và Embraer E2 mới sử dụng ít hơn 3 lít nhiên liệu phản lực cho mỗi 100 km chở khách. Điều này phù hợp với hiệu quả của hầu hết các xe nhỏ gọn hiện đại.
1.478 hãng hàng không
1.478 hãng hàng không khai thác đội bay gồm 33.299 máy bay thương mại phục vụ 3.780 sân bay thông qua mạng đường bay dài vài triệu km do 162 nhà cung cấp dịch vụ dẫn đường hàng không quản lý.
127 decibel
Kèn vuvuzela nổi tiếng tại World Cup 2010, của Nam Phi, được đánh giá ở mức 127 decibel. Mặt khác, một chiếc A380 cất cánh với một tiếng kêu tương đối ở 82dB.
Vào năm 1945, một người kiếm được mức lương trung bình của Úc phải mất 130 tuần mới đủ tiền mua vé máy bay khứ hồi từ Sydney đến London với giá vé thấp nhất. Năm 2009, họ chỉ mất 1,7 tuần.
Gần 1/4 chi phí hoạt động của các hãng hàng không được chi cho nhiên liệu: 23,7% vào năm 2019, tăng từ 13% năm 2001. Tỷ lệ này có thể sẽ khác khi giá nhiên liệu thay đổi. Vì vậy, chỉ riêng điều này đã là một động lực lớn để toàn ngành tập trung vào tiết kiệm nhiên liệu.
Đóng góp cao hơn 4,3 lần
Trên toàn thế giới, số tiền đóng góp vào nền kinh tế toàn cầu của các công việc hàng không cao hơn khoảng 4,3 lần so với đóng góp của các công việc khác.
Nguồn: Hàng không: Lợi ích Vượt biên giới, Kinh tế IATA, Airbus, Boeing, Hướng dẫn cho Người mới bắt đầu về Hiệu quả Hàng không, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), BBC News, Qantas, Atag.