Top 28 mạng xã hội phổ biến nhất và ai sở hữu chúng – Infographic

0
3030
Những mạng xã hội phổ biến nhất
Những mạng xã hội phổ biến nhất

Bạn có nên sử dụng tất cả nguồn lực trên Facebook hay Instagram? Có thể đặt một nửa ngân sách truyền thông xã hội của bạn vào Tik Tok và chia phần còn lại cho YouTube hay LinkedIn? Còn Pinterest thì sao? Đây là những loại câu hỏi làm đau đầu các doanh nghiệp nhỏ và các nhóm tiếp thị.

Để giúp bạn quyết định nền tảng truyền thông xã hội nào sẽ phù hợp với thương hiệu của bạn, hay đơn giản thỏa mãn sự tò mò; chúng tôi đã đưa ra danh sách top 28 mạng xã hội phổ biển nhất thế giới! Và cả ai đang sở hữu chúng.

Mạng xã hội phổ biến nhất thế giới và ai sở hữu chúng

Hiện tại, có hơn 4,5 tỷ người trên khắp thế giới sử dụng một số hình thức truyền thông xã hội – khoảng 57% dân số toàn cầu.

Tuy nhiên, trong khi đối tượng của mạng xã hội là rộng rãi và đa dạng, chỉ một số ít công ty kiểm soát phần lớn các nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất thế giới. Meta, gã khổng lồ công nghệ trước đây được gọi là Facebook, sở hữu 4/5 nền tảng được sử dụng rộng rãi nhất.

Hình ảnh này làm nổi bật các mạng xã hội lớn nhất trên toàn cầu, được đo lường bởi người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) của họ.

Những mạng xã hội phổ biến nhất và ai sở hữu chúng
Những mạng xã hội phổ biến nhất và ai sở hữu chúng

Nền tảng xã hội hàng đầu theo người dùng hoạt động hàng tháng

Để đo lường MAU của mỗi nền tảng, chúng tôi đã tìm hiểu các nguồn khác nhau, bao gồm cả hồ sơ SEC (hồ sơ chứng khoán) của công ty gần đây nhất và báo cáo thu nhập hàng quý.

Phần lớn cơ sở người dùng của Meta đến từ nền tảng phổ biến nhất của nó, Facebook – gã khổng lồ truyền thông xã hội hiện có khoảng 2,9 tỷ MAU trên toàn thế giới.

STTNền tảngCông ty mẹQuốc giaTriệu (Đô)
1FacebookMetaHoa Kỳ2.910
2YouTubeAlphabetHoa Kỳ2.291
3WhatsAppMetaHoa Kỳ2.000
4MessengerMetaHoa Kỳ1.300
5InstagramMetaHoa Kỳ1.287
6WeChatTencentTrung Quốc1.225
7KuaishouKuaishouTrung Quốc1.000
8TikTokBytedanceTrung Quốc1.000
9TelegramTelegramUAE600
10QzoneTencentTrung Quốc600
11QQTencentTrung Quốc591
12WeiboSinaTrung Quốc566
13DouyinBytedanceTrung Quốc550
14SnapchatSnapHoa Kỳ538
15TwitterTwitterHoa Kỳ463
16PinterestPinterestHoa Kỳ454
17RedditRedditHoa Kỳ430
18LinkedInMicrosoftHoa Kỳ310
19QuoraQuoraHoa Kỳ300
20SkypeMicrosoftHoa Kỳ300
21TiebaBaiduTrung Quốc300
22ViberRakutenNhật Bản250
23TeamsMicrosoftHoa Kỳ250
24imoPageBitesHoa Kỳ212
25LineNaverHàn Quốc169
26PicsartPicsartHoa Kỳ150
27LikeeBigo LiveSingapore150
28DiscordDiscordHoa Kỳ140

Người dùng Facebook ở đâu trên thế giới? Cơ sở người dùng lớn nhất của nền tảng này đến từ Ấn Độ, với quy mô người dùng gần 350 triệu. Cơ sở người dùng lớn thứ hai của nó là Hoa Kỳ, với 193,9 triệu người dùng, trong khi Indonesia đứng thứ ba với 142,5 triệu.

Nhưng Facebook không phải là người khổng lồ xã hội duy nhất trong mạng lưới các nền tảng của Meta. WhatsApp có khoảng 2 tỷ MAU, trở thành nền tảng lớn thứ hai của Meta và mạng xã hội lớn thứ ba về tổng thể.

Giống như Facebook, một số lượng đáng kể người dùng WhatsApp ở Ấn Độ, với khoảng 390 triệu người dùng. Brazil cũng có một phần lớn người dùng WhatsApp, với quy mô người dùng là 108 triệu.

Câu lạc bộ tỷ người dùng

Meta hiện đang thống trị toàn cảnh mạng xã hội, với tổng cộng 7,5 tỷ MAU trên cả bốn nền tảng của nó. Tuy nhiên, một số công ty khác cũng đạt mốc một tỷ MAU trên tất cả các nền tảng của họ trong danh sách.

Sau Meta, Tencent có phạm vi tiếp cận cao thứ hai nhờ ba nền tảng – WeChat, Qzone và QQ. Trong số ba, WeChat hiện là phổ biến nhất. Trung bình, người dùng WeChat gửi khoảng 45 tỷ tin nhắn mỗi ngày.

Đứng thứ ba trong danh sách là Alphabet, nhờ một nền tảng duy nhất là YouTube. Được thành lập vào năm 2005, nền tảng phát trực tuyến video này hiện có hơn 50 triệu người sáng tạo nội dung, những người chia sẻ khoảng 500 giờ nội dung video mỗi phút.

Xếp sau Alphabet là Bytedance, với tổng cộng 1,6 tỷ MAU trên hai nền tảng của nó – Douyin và đối tác quốc tế TikTok. Mặc dù các ứng dụng có nhiều điểm tương đồng, nhưng chúng hoạt động khá khác biệt, với các chính sách đăng ký, nội dung và quy định khác nhau.

Mạng xã hội toàn cầu?

Mặc dù các mạng truyền thông xã hội thường xuyên vượt ra khỏi biên giới quốc gia, nhưng điều đáng chú ý là lĩnh vực trực tuyến không hoàn toàn thoát khỏi những ràng buộc và quy định của thế giới vật chất của chúng ta.

Kể từ năm 2009, Facebook đã bị cấm ở Trung Quốc vì không tuân thủ các quy tắc kiểm duyệt. Facebook cũng bị chặn ở Iran và Syria cùng thời gian và đã bị chặn thường xuyên kể từ đó.

Vào năm 2020, chính quyền Trump đã cố gắng ban hành lệnh cấm tương tự đối với TikTok, nhưng lệnh này đã bị thẩm phán liên bang chặn và cuối cùng bị chính quyền Biden thu hồi một năm sau đó.

Bất chấp nhiều lệnh cấm và rào cản khác nhau, rõ ràng là các nền tảng truyền thông xã hội đã đi sâu vào cuộc sống của người dùng trên toàn cầu. Và khi truy cập internet trên toàn thế giới tiếp tục phát triển, thì số lượng người dùng mạng xã hội cũng vậy.

Nguồn dữ liệu và infographic: visualcapitalist.

Đừng bỏ qua các số liệu ấn tượng khác: