Magna Carta là gì? Tại sao sách Magna Carta là đại diện cho quyền tự do

0
1348
Vua John ký hiệp định Magna Carta năm 1215
Vua John ký hiệp định Magna Carta năm 1215

Hàng trăm năm trước khi thuộc địa Mỹ nổi dậy chống lại vương quyền, các quý tộc nổi dậy ở Anh đã soạn thảo Magna Carta để cắt giảm quyền lực của quốc vương chuyên chế của họ – Vua John. Trong khi Magna Carta, được ký vào năm 1215, chủ yếu bảo đảm quyền tự do cho các tầng lớp tinh hoa của Anh. Việc bảo vệ pháp lý và ngăn chặn chế độ quân chủ tuyệt đối đã hướng dẫn các nguyên tắc cơ bản của luật trong các hiến pháp trên khắp thế giới trong 800 năm qua. Magna Carta đã chấm dứt quyền lực tuyệt đối của các vị vua nước Anh vì họ cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Bối cảnh xuất hiện Magna Carta

Vua John có mối quan hệ đầy bất ổn với Giáo hoàng Innocent III, một nhân vật gây tranh cãi vào đầu thế kỷ 13, người đã tuyên bố quyền lực tối cao đối với các chủ quyền châu Âu. Sau khi phản đối việc Stephen Langton bổ nhiệm làm tổng giám mục Canterbury vào năm 1207, Vua John trở thành vua Anh đầu tiên bị vạ tuyệt thông, vì vậy ông đã chống trả bằng cách đánh thuế Nhà thờ và chiếm đoạt một phần đất đai của Giáo hội.

Ông ta thậm chí còn không được những Nam tước của Anh yêu thích, những người mà ông đã đánh thuế rất nhiều để trả cho những thất bại trong quân đội của mình. Năm 1214, Vua John tiến hành một cuộc xâm lược nước Pháp không thành công và đánh thuế giới quý tộc Anh một lần nữa để trả giá cho cuộc chiến, làm dấy lên một cuộc nổi dậy của các nam tước vào năm 1215.

Để giải quyết tình trạng bất ổn dân sự và chấm dứt sự lạm dụng quyền lực của nhà vua, Langton và một nhóm các nam tước nổi dậy đã soạn thảo Điều khoản của các Nam tước, trở thành Magna Carta. Vì lo sợ rằng cuộc nổi dậy sẽ leo thang thành cuộc nội chiến toàn diện và gây nguy hiểm cho ngai vàng của mình, Vua John đã đóng dấu của mình vào văn bản tại Runnymede vào ngày 15 tháng 6 năm 1215, biến nó thành hiến pháp thành văn đầu tiên của châu Âu.

Tuy nhiên, chỉ sau một vài tuần, Giáo hoàng Innocent III, người mà lúc đó đã hòa giải với Vua John, đã hủy bỏ Magna Carta trước sự thúc giục của nhà vua. Điều này làm bùng phát bạo lực giữa chế độ quân chủ và các nam tước, nhưng sau cái chết đột ngột của Vua John vào năm 1216, Magna Carta đã được phục hồi dưới thời Vua Henry III lúc ông 9 tuổi. (Nó đã được sửa đổi vào năm 1216, 1217 và 1225.)

Di sản và cảm hứng cho Tuyên ngôn Nhân quyền trong Hiến pháp Hoa Kỳ

Trớ trêu thay, Magna Carta lại truyền cảm hứng cho những người Mỹ vài trăm năm sau tuyên bố độc lập khỏi chính người Anh. Di sản của Magna Carta được phản ánh rõ ràng nhất trong Tuyên ngôn Nhân quyền, 10 sửa đổi đầu tiên của Hiến pháp được các bang phê chuẩn vào năm 1791. Đặc biệt, các sửa đổi từ 5 đến 7 đã thiết lập các quy tắc cơ bản cho một phiên tòa bồi thẩm đoàn nhanh chóng và công bằng, và Tu chính án thứ 8 nghiêm cấm tiền bảo lãnh và tiền phạt quá mức. Điều cấm cuối cùng đó có thể được bắt nguồn trực tiếp từ điều khoản thứ 20 của Magna Carta:

20. Đối với một hành vi phạm tội nhỏ, một người tự do sẽ chỉ bị phạt tương ứng với mức độ vi phạm của anh ta, và đối với một hành vi phạm tội nghiêm trọng tương ứng, nhưng không nặng nề đến mức tước đi sinh kế của anh ta.

Khoảng 1/3 các điều khoản trong Tuyên ngôn Nhân quyền của Hoa Kỳ rút ra từ Magna Carta, đặc biệt là từ điều khoản thứ 39 của nó: “Không một người tự do nào sẽ bị bắt, bỏ tù, tước bỏ quyền hay tài sải của anh ta, hoặc trục xuất hoặc bị tiêu diệt theo bất kỳ cách nào, chúng ta cũng không tiến hành vũ lực hoặc truy tố hoặc dùng người khác gây hại đến anh ta, ngoại trừ phán quyết hợp pháp của anh ta và luật đất đai.”

Bản tuyên ngôn nhân quyền trong Hiến Pháp Mỹ
Bản tuyên ngôn nhân quyền trong Hiến Pháp Mỹ

Bốn bản sao còn lại của Magna Carta gốc được đặt tại Nhà thờ Salisbury, Nhà thờ Lincoln và Bảo tàng Anh.

Tìm hiểu thêm: Những nhà thờ lớn nhất thế giới.