Nhiều thương lái Trung Quốc trong hàng chục năm qua, liên tục mua những mặt hàng nông sản quái dị. Họ sẳn sàng mua đuôi bò, móng trâu, mỡ heo, lá măng cụt,… Nhiều người đặt ra câu hỏi Trung Quốc mua những thứ đó làm gì? Nếu chỉ vài lần, chúng ta sẽ cho rằng đó là “sở thích đặc dị“. Nhưng nếu quá nhiều lần, nhiều người cho rằng đó là sự “phá hoại có hệ thống” hay biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.
Bài viết không phân tích mục đích của câu chuyện này, tôi mong muốn ghi lại nhật ký những lần mua bán gây thiệt hại cho người nông dân Việt Nam của thương lái Trung Quốc bằng những câu chuyện đã xảy ra trên báo.
Hãy chắc chắn rằng chúng ta không bị mắc lỗi lần tiếp theo cho những sự việc đã xảy ra.
1Mua heo mỡ
Năm 2013, thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua heo mỡ giá cao hơn thị trường.
Bài báo: Trung Quốc ồ ạt thu mua heo mỡ.
Nhà nhà vỗ béo heo để lấy mỡ đem bán kiếm lời. Thế rồi, thương lái bất ngờ dừng mua không kèn, không trống. Heo mỡ ế, theo quy luật thị trường buộc phải giảm giá đến thê thảm. Khi giá thấp tới mức không thể thấp hơn được nữa thì những gã thương lái Trung Quốc quay lại thu mua ồ ạt.
Heo mỡ vốn không được chuộng và khó tiêu thụ tại thị trường Việt Nam sẽ khiến nông dân khốn đốn vì không tìm được đầu ra. Nguy hiểm hơn nữa, khi đó heo nạc lại không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước.
2Thu mua đỉa
Thương lái Trung Quốc có lúc ồ ạt thu mua đỉa giá 400.000 – 600.000 đ/kg. Tuy vậy khi bà con nông dân nuôi số lượng lớn đỉa, thương lái Trung Quốc ngừng thu mua. Thế là không thể giải quyết được những con đỉa đó, nhiều người bỏ lại mương, ruộng. Từ đó gây ảnh hưởng đến mùa màng của chính người nông dân.
Bài báo: Trung Quốc thu mua đỉa.
3Thu mua ốc bươu vàng
Đây được xem là bài học nhớ đời nhất đối với người nông dân Việt Nam. Khi mà thứ ốc độc hại này tồn tài hàng chục năm, diệt hoài không hết. Sau này, người dân mới quen dần và bắt đầu “sử dụng” được con ốc bươu vàng này.
Bài báo: Thương lái Trung Quốc mua ốc bươu vàng.
4Thu mua lá măng cụt
Trung Quốc thu mua lá khi cây măng cụt chuẩn bị ra hoa quả của niên vụ 2022 nên rất cần lá để quang hợp, hấp thụ, chuyển hóa dinh dưỡng nuôi cây, phân hóa mầm hoa, nuôi hoa, quả. Nhiều người lầm tưởng không ảnh hưởng, nhưng khi cắt lá, những cây măng cụt bị ảnh hưởng sản lượng cực lớn sau này.
5Thu mua lá điều khô
Việc thu mua lá điều khô đã dẫn đến việc tận diệt lá điều, có người hái lá điều khô đem phơi khô rồi bán hay phun hóa chất để lá điều rụng hàng loạt và việc làm này sẽ làm ảnh hưởng đến năng xuất của cây điều trong năm sau.
6Thu mua sứa
Làng nghề nuôi sứa Cô Tô hoang tàn sau khi Trung Quốc ngừng thu mua sứa. Chiêu trò đẩy giá, khiến người nông dân nuôi trồng hàng loạt rồi bỏ rơi luôn hiệu quả bất ngờ, dù rằng nhiều bài học đã và vẫn đang xảy ra.
Bài báo: Làng sứa hoang tàn.
7Thu mua cá lìm kìm
Cá lìm kìm chỉ làm khô, nhưng lại khá độc hại và ăn tôm giống, cá giống. Khi Trung Quốc thu mua, họ làm khô và bán lại cho người Việt Nam. Sau đó họ ngưng mua hàng, khiến người nông dân lao đao.
8Thu mua cây phong ba
Cây phong ba ở các vùng đảo xa, làm sạch không khí, tuy vậy vẫn bị nhiều nông dân đốn hạ đem bán.
9Thu mua cây sắn
Một loại thủ đoạn lặp đi lặp lại nhiều lần.
Bài báo: Nông dân Phú Yên ồ ạt bán cây sắn cho thương lái lạ.
10Thu mua rễ sim
Cây sim giá trị kinh tế thấp nhưng khi bị thu mua, nông dân tận diệt khiến nó dần mất đi. Trong khi đó, giá trị cây sim đến từ việc giữ đất, chịu hạn tốt.
11Thua mua rễ hồ tiêu
Trung Quốc lại thu mua một loại rễ cây khác. Chiêu trò mua rễ để phá hoại này luôn khá hữu dụng.
12Thu mua vỏ thông
Thương lái Trung Quố thu mua vỏ thông, khiên người dân ồ ạt khai thác kiếm lời. Nhiều người không nhận ra việc khai thác quá đà khiến cây mất năng suất. Và ảnh hưởng lâu dài đến nhiều mùa vụ vào các năm về sau.
Bài báo: Bất thường tình trạng thương lái thu mua ồ ạt vỏ thông.
Rất nhiều sự việc kỳ lạ nhưng đều có những cách giải thích đơn giản, hãy luôn cẩn thận và đề phòng trước những chiêu trò kinh doanh kỳ lạ.